Mọi người khi còn nhỏ đều có một ước mơ. Tôi cũng vậy. Khi năm tuổi, có người mơước được bay lượn, muốn làm những điều viễn tưởng ngây thơ như trong truyện thầntiên. Khi lớn hơn, những ước mơ này có khi là động lực cho khuynh hướng nghề nghiệpsau này. Ở tuổi “tin” đôi lúc những ước mơ này khiến các bạn trẻ có định hướng vàmuốn được trở thành bác sĩ, kĩ sư, nhà khoa học…
![]() |
Ảnh minh họa |
Khi còn bé tôi cũng từng muốn làm kiến trúc sư như bố tôi hay làm doanh nhân thànhđạt nhưng rồi sau đó tôi lại thấy mình thích nhất là làm nhà khoa học. Vì vậy, nghềnghiệp tương lai mà tôi ao ước là nhà khoa học, muốn đi theo bước chân của những khoahọc gia vĩ đại của con người.
Vì sao tôi lại chọn nghề này, một nghề mà đối với hầu hết mọi người cho rằng làkhó khăn, khô khan?
Đơn giản vì nghề này xuất phát từ niềm đam mê khoa học của tôi. Khoa học đến vớitôi khi tôi còn nhỏ. Ngày tôi mới bốn, năm tuổi, bố tôi cho tôi đọc nhiều sách hình.Thế là những hình ảnh huyền diệu của thế giới dưới đại dương với màu sắc lung linhhay vẻ đẹp sâu thẳm của vũ trụ đã hớp hồn tôi và đã làm trỗi dậy niềm đam mê khoa họcẩn trong tuổi thơ nhỏ bé của tôi.
Sau này, nhờ biết đọc và nhờ vốn tiếng Anh học hỏi ở trường tôi tự tìm hiểu sâuvào khoa học thông qua “internet”. Tôi tự đọc các loại sách bách khoa, tự lên mạngtìm hiểu hầu như cái gì cũng tò mò muốn biết. Tôi cũng hỏi cha mẹ, chơi với nhữngngười bạn biết nhiều về khoa học và cùng họ tìm hiểu sâu vào khoa học. Tôi cảm thấyviệc tìm hiểu khoa học trở thành sở thích của tôi.
Tôi thường chọn các chương trình khoa học trên ti vi như Discovery Chanel để giảitrí và cung cấp thêm kiến thức. Khi học tiểu học, các kiến thức này không cần thiếtlắm, nhưng khi lớn lên và học bậc học cao hơn - các kiến thức này trở nên hữu hiệu vàchúng giúp tôi đỡ phải đi học thêm, giảm bớt áp lực học tập. Tôi cũng muốn phát triểncon người, muốn xây dựng nền khoa học của con người.
Gần đây, khi tôi đọc một trang mạng chuyên dự đoán tương lai (cũng là một ngànhkhoa học), tôi cảm thấy hứng thú hơn khi thấy những gì con người sẽ đạt được trongtương lai như: thành phố tự động, công nghệ dưới kích thước hạt nhân du hành giữa cácvì sao… thực sự là những thành tựu siêu việt về công nghệ. Chúng lại càng làm tôihứng thú và đam mê nhiều hơn với khoa học. Đó cũng là nguyên nhân cho tôi muốn làmnhà khoa học.
Khi tôi tìm hiểu về các nhà khoa học như Anh Xtanh, Ma-ri Cu-ri, Niu-tơn… tôi thấyhọ có những đóng góp khoa học vĩ đại vô cùng, thậm chí còn thay đổi những quan điểmcủa người xưa về khoa học. Mỗi một nhà khoa học đều có một đức tính riêng như Niu-tơnrất nghiêm túc, Ma-ri Cu-ri có nghị lực, kiên trì và không màng danh lợi nhưng họ đềucó một mục đích: khoa học là vì con người.
Tôi nghĩ đi nghĩ lại: muốn làm một thiên tài phải có đức tính tốt, phải có nghịlực kiên trì mới làm được chứ không chỉ thông minh là đủ như tôi hay nghĩ. Đúng nhưcâu nói nổi tiếng của E-đi-xơn: Thiên tài là 99% là nước mắt và mồ hôi và 1% là thôngminh sáng tạo.
Câu nói đó thật sự có ý nghĩa và là bài học cho tôi. Khoa học cũng mở ra con đườngđể giúp đỡ các quốc gia nghèo đói và thiếu nước sạch ở Châu Phi. Thoạt đầu thật buồncười khi ông Bill Gates bỏ ra kinh phí hàng trăm triệu đô la để cho các nhà khoa họcvà các nhà thiết kế nghiên cứu phát triển các nhà vệ sinh không cần nước. Điều kiệnnghe thật buồn cười phải? Nhưng ai cũng biết cái gì bây giờ không thể thì thời giansau (gần hay xa) cũng trở thành có thể. Nếu nghiên cứu này thành công thì các nướcnhư Ấn Độ, Pakistan, Châu Phi và một số nơi thiếu nước sạch ở Việt Nam sẽ được thụhưởng rất nhiều thành quả này và những bệnh dịch do thiếu vệ sinh sẽ giảm rất nhiềunhư bệnh dịch tả. Tôi cũng nghĩ rằng mình phải học thật tốt các môn như Tiếng Anh,Toán và Khoa học.
Môn Tiếng Anh sẽ giúp và mở đường tra cứu các kiến thức uyên thâm qua sách vở vàcác phương tiện truyền thông khác. Tôi nghĩ sẽ phấn đấu học thật tốt để có thể theohọc một ngành khoa học-kĩ thuật ưa thích. Môn Toán rất cần thiết trong khoa học vìnghiên cứu chúng phải có toán. Vì vậy nên tôi cố gắng học toán thật tốt. Toán là chìakhoá quan trọng để giải quyết vấn đề.
Vẫn là trang mạng chuyên về thời tương lai đó, khi đọc, tôi thấy thực sự bất ngờkhi trong tương lai, khoảng năm 2190, trên thế giới, giáo dục, công nghệ và xã hội đãthay đổi đáng kể do ảnh hưởng của khoa học: một đứa trẻ mười tuổi có thể nói lưu loátvề cơ học lượng tử và làm việc trong các tàu du hành liên vì sao. Năm 2200, nhờ sự kìdiệu của khoa học, nhân loại đã đẩy lùi đói khát, bệnh tật và nghèo khổ, thậm chíphục hồi hơn 30 triệu loài đã biến mất trong suốt lịch sử thăng trầm của Trái Đất.
Tôi hiểu rằng làm nhà khoa học không phải là nghề gặt hái ra tiền như các nghềkhác. Cũng như nghệ thuật, khoa học là để phục vụ cho đời sống của con người. Khoahọc và trí tuệ là sức mạnh của con người mà một ngày nào đó chúng sẽ là công việcchính của con người. Tôi chỉ mong khi được làm nghề này, tôi sẽ làm được một khám pháhay phát minh gì đó giúp ích cho nhiều người.
Tôi mong muốn khoa học sẽ mang đến hạnh phúc cho con người, mở mang một chân trờimới và kho kiến thức vô bờ bến của con người. Do ảnh hưởng lớn của khoa học trongtương lai, cơ cấu thế giới sẽ như biểu đồ trên vào năm 2050. Thế giới vào 2200. Khoahọc chiếm phần lớn sức mạnh của con người như hình ảnh minh họa trên đây.
Qua bài viết trên, tôi hy vọng mình sẽ cố gắng học tập và rèn luyện bản thân thậttốt. Muốn làm nhà khoa học phải có mục đích, có nghị lực và quyết tâm mới làm được.Tôi hy vọng rằng các bài học tôi nói như trên sẽ động viên các bạn yêu thích khoahọc. Tôi sẽ phấn đấu hết mình để làm nhà khoa học.
Vụ cướp được ghi lại tại một quán cà phê trong lúc cô gái đang thưởng thức bữa ăn với bạn trai.
" alt=""/>Cướp gặp cú sốc đụng 'cớm chìm'Xúc động với triết lý của nữ sinh lớp 9
Nét chữ trong bài thi "Văn hay chữ tốt" viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp của em Châu Huệ Mai. |
Bài viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng những suy tư, liên hệ sâu sắc từ tấmgương anh hùng với nét chữ đều tăm tắp của Huệ Mai dài 6 trang giấy. Ngoài khả năngviết văn ở các thể loại như kể chuyện, tự sự... còn đòi hỏi người viết nắm vững kiếnthức lịch sử, chiến sự, am hiểu thời cuộc và cả những triết lý sống già dặn.
"Viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp là đề thi mang tính hiệu ứng giáo dục cao và nặng ký đối với học sinh lớp 8, lớp 9. Bài viết của em Huệ Mai không chỉ đòi hỏi em phải rèn luyện, học tập một cách nghiêm túc mà phải có sự trưởng thành thật sự trong suy nghĩ, tình cảm." - Ông Nguyễn Hoài Chương, Phó GĐ Sở GD-ĐT TP.HCM. |
Những trận chiến từ Đông Khê, Điện Biên Phủ, đến chiến dịch Hồ Chí Minh được côhọc trò đưa vào và lồng ghép một cách khéo léo với những trích dẫn làm nổi bật lýtưởng sống, tài năng và sự khiêm tốn của vị Đại tướng.
Từ những trận đánh, chiến công, lối sống của Đại tướng, Huệ Mai cụ thể hóa đượcnhững phẩm chất đáng quý của bác Võ Nguyên Giáp mà giới trẻ ngày nay rất cần noigương, học tập.
Cô nữ sinh lớp 9 viết: “Khi ngày nay, giới trẻ càng ngày càng mang thêm tính tựcao, sống riêng lẻ và đặc biệt là căn bệnh vô cảm. Đất nước trong thời đại côngnghiệp hóa, rô - bốt được sản xuất mang những đặc tính giống con người càng nhiềunhưng con người chúng ta càng ngày càng rô - bốt hóa. Không biết yêu thương, dửngdưng trước những khó khăn của người khác, chà đạp, đánh giá thấp người khác".
Kể về những gian lao trong chiến trường mà cố Đại tướng đã trải qua và những nétchấm phá nói về sự yếu đuối, dễ buông xuôi trước khó khăn của người trẻ, Huệ Mai quanniệm: “Lúc cuộc sống vây quanh ta nhiều thử thách chính là lúc cuộc sống ưu ái tanhất. Nó muốn ta hiểu ta sẽ học được rất nhiều từ những thử thách đó".
Học Văn để làm đẹp tâm hồn
Điều đặc biệt nhất với Huệ Mai là khi viết bài văn này ở vòng chung kết cuộc thitrùng vào ngày đại tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (13/10/2013). Thế nên với em,trên cả kiến thức lẫn cách hành văn chính là cảm xúc thật của mình. Những câu văn emviết là sự tiễn đưa chứa đựng sự cảm phục, kính trọng và yêu mến đối với vị tướng củadân tộc.
Với nét chữ đẹp, bài văn sâu sắc, xúc động, em Châu Huệ Mai được trao giải học sinh viết văn hay và chữ đẹp nhất khối 8 - 9 tại TPHCM năm 2013. |
Nhiều người sẽ đánh giá, em già trước tuổi, “bà cụ non” nhưng những điều em viếttrong bài văn trước hết là em viết cho chính bản thân mình trước khi gửi gắm đến cácbạn trẻ.
Mai có sở thích đọc sách từ nhỏ, nhất là sách về các nhân vật lịch sử và hạt giốngtâm hồn. “Đọc sách không chỉ giúp em có kiến thức mà hơn hết sách giúp cho tâm hồn,suy nghĩ và tư duy của mình luôn rộng mở” - Mai chia sẻ.
Mai trau chuốt chữ viết, lời văn bằng cách ghi nhật ký, cảm xúc của mình vào mộtcuốn sổ. Em cũng thường đọc lại những bài văn mình đã viết để xem lại đoạn nào chưatốt để lần sau không lặp lại.
Điểm môn Văn của Mai luôn nằm ở top cao, năm học vừa rồi đạt 9,8, điểm trung bìnhcác môn là 9,7. Môn Hóa và tiếng Anh là thế mạnh của Mai bên cạnh môn Văn.
Cô Khương Thị Tuyết Loan, mẹ của Huệ Mai cho hay, nét chữ của Mai đẹp ngay từnhững ngày đầu tập viết. Hồi tiểu học, Mai tập viết chữ đều đặn, còn lên cấp 2, áplực bài vở nên chỉ vào những dịp hè, em mới có thời gian luyện chữ.
Nhiều người nghe xúc động khi bài văn của em Châu Huệ Mai viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp được đọc lại trong trong lễ trao giải. |
“Nhiều người cho rằng chữ viết bây giờ không quan trọng nhưng gia đình tôi luônđộng viên, khuyến khích con giữ thói quen luyện chữ và đọc sách. Tôi muốn cháu rèn sựkiên nhẫn và biết yêu, biết quý cái đẹp, cái hay của tiếng Việt”, người mẹ bày tỏ.
Bài văn 6 trang của em Châu Huệ Mai viết về lý tưởng sống, đức hy sinh, sự khiêmtốn của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp (chụp lại từ bài làm của em):
(Theo Dân trí)
" alt=""/>Nữ sinh lớp 9 với bài văn xúc động về Đại tướng